Đèn pha ô tô là một bộ phận quan trọng giúp bạn lái xe an toàn và dễ dàng hơn trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo hay muốn cảnh báo xin đường, nháy đèn báo hiệu cho các phương tiện đang di chuyển khác. Vậy cụ thể đèn pha ô tô được dùng như thế nào và cách điều chỉnh đèn pha ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Thiên Phú để giải đáp những thắc mắc trên.
Những tác dụng của đèn pha ô tô
Là loại đèn có cường độ chiếu sáng mạnh, ánh sáng chiếu ngang và xa, nên đèn pha chủ yếu được sử dụng trên những đoạn đường cao tốc, vắng người đi lại, khoảng cách giữa các xe xa nhau, ánh sáng đèn đường không đảm bảo. Vì nếu sử dụng đèn ở nơi đông người đi lại thì với sức chiếu sáng mạnh đèn pha sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây nguy hiểm cho bạn và những người đang đi ngược chiều. Có những trường hợp, nguyên nhân gây tai nạn là do lái xe không tắt đèn pha khiến lái xe ngược chiều không đủ tầm nhìn để kịp xử lý tình huống.
Đường cao tốc là đoạn đường một chiều với dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô và đèn đường trên đoạn đường này cũng khá là hạn chế. Do đó việc sử dụng đèn pha lúc này vừa giúp bạn có tầm nhìn tốt mà không gây ảnh hưởng tới các phương tiện di chuyển ngược chiều do dải phân cách đã ngăn cản luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe.
Với những đường cao tốc có dải phân cách thấp hay những đoạn đường tối, không có đèn đường nếu như quan sát thấy đường thoáng, không có xe đi lại, bạn có thể bật đèn pha để có tầm nhìn rộng và rõ hơn, nhưng lưu ý khi thấy tín hiệu đèn của xe đi ngược chiều, bạn cần nhanh chóng chuyển từ đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn cho người di chuyển đối diện.
Khi di chuyển vào ban ngày, đèn pha có tác dụng như một chiếc còi thay thế giúp cho tài xế xin vượt hay báo hiệu với xe đang di chuyển ngược chiều để tránh va chạm. Do ánh sáng của đèn pha có khả năng chiếu mạnh và xa nên khi tài xế ấn nút nháy, ánh sáng đèn sẽ phản chiếu vào gương chiếu hậu, giúp cho người đi phía trước có thể dễ dàng nhận biết được bạn đang có nhu cầu muốn xin vượt để nhường đường.
Để sử dụng đèn pha một cách hiệu quả nhất bạn nên thường xuyên kiểm tra đèn xem có bị hỏng hóc, hay cháy bóng nào không để thay thế sửa chữa kịp thời. Thi thoảng bạn cũng cần vệ sinh, lau chùi cho đèn, để đảm bảo độ sáng của đèn không bị bụi bẩn che khuất.
Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến hướng của ánh sáng đèn rọi. Đây là một trong những lưu ý quan trọng quyết định đến tầm sáng của đèn bởi vì chỉ cần ánh sáng đèn rọi lệch hướng 1 độ thì tầm ánh sáng đã bị giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy để đảm bảo được độ sáng của đèn là tốt nhất bạn cần điều chỉnh tầm ánh sáng của đèn thật chính xác. Mục dưới đây sẽ nêu rõ cho bạn cách chỉnh đèn pha ô tô một cách chuẩn chỉ.
Cách chỉnh đèn pha xe ô tô chuẩn và hiệu quả
Hiện tại có rất nhiều các loại đèn pha khác nhau. Mỗi dòng xe ô tô lại có cách thiết kế, lắp đặt khác nhau. Chính vì vậy, cách căn chỉnh đèn pha của các loại xe này cũng khác nhau.
Đối với đèn Xenon
Đèn Xenon là loại đèn tạo ra luồng sáng mạnh, cường độ sáng cao, có ánh sáng màu xanh trắng. Với ưu điểm tuổi thọ dài, tiết kiệm điện nên loại đèn này có chi phí khá cao. Do có đặc tính như trên nên các dòng xe có trang bị loại đèn này thường đi kèm nút xoay để chỉnh đèn pha để người lái xe điều chỉnh vị trí đèn pha với các nút điều khiển vị trí từ 0 đến 4, khi gặp các xe đối diện hay xử lý tốt các trường hợp xảy ra trên chặng đường đi của bạn.
Đối với đèn Halogen và Projector
Loại đèn Halogen và Projector, bạn có thể chỉnh đèn pha ô tô bằng cách rất đơn giản thông qua các con vít 3 ke phía sau chóa đèn. Bạn sẽ nhìn thấy có hai vít với hai ký hiệu U – D và L – R. Khi bạn tác động vào vít U – D thì chiếc đèn pha của bạn sẽ hướng lên trên hoặc xuống dưới. Còn khi muốn đèn chiếu sáng qua phải hay trái thì bạn chỉ cần thao tác lên vít L – R.
Các bước điều chỉnh luồng sáng của đèn pha xe ô tô đúng cách
Bước 1: Cân bằng xe
Cần đảm bảo sự cân bằng cho chiếc xe bằng việc bạn tiến hành bơm các lốp xe vừa đủ, đúng áp suất tiêu chuẩn của lốp, không bơm căng quá cũng không để lốp non. Có được sự cân bằng ấy mới giúp cho việc điều chỉnh luồng sáng của đèn pha đạt được độ chính xác.
Bước 2: Làm sạch các thấu kính
Sau khi đặt xe ở vị thế cân bằng, bạn cần làm sạch các thấu kính bên ngoài, có như vậy mới giúp bạn quan sát, căn chỉnh chùm sáng một cách chuẩn nhất.
Bước 3: Xác định vị trí luồng sáng
Để xác định vị trí luồng sáng của đèn pha một cách chính xác bạn cần tiến hành các thao tác sau:
- Đỗ xe ở một nền đất, sàn phẳng. Có khoảng cách với bức tường hoặc một màng chắn để thử đèn tầm từ 5m đến 7m.
- Bạn kẻ một đường dọc chính giữa, vuông góc với nền (hoặc sàn) trên tường hoặc màng chắn.
- Căn đường tim của xe sao cho đường tim của xe đối diện với đường kẻ bạn vừa kẻ bên trên.
Bước 4: Đo khoảng cách đến tim đèn trên xe
Để căn chỉnh đèn pha ô tô được chuẩn thì không thể bỏ qua bước đo các khoảng cách đến tim đèn trên xe. Đó là các khoảng cách từ tim đèn và chiểu cao từ mặt đất đến tim đèn trên xe. Các khoảng cách mà bạn thu được này chính là cơ sở cho các bước tiếp theo.
Bước 5: Kẻ đường cut – of line
Trên tường hoặc màng chắn, bạn tiến hành kẻ một đường out – of line. Chiều cao của đường này phải thỏa mãn yêu cầu đó là thấp hơn chiều cao đèn khoảng 1 – 2inch tương đương với khoảng 2,56 – 5,08cm.
Bước 6: Chỉnh đèn
Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn hãy bước lên chiếc xe của mình, khởi động xe từ từ. Sau đó, bạn tiến hành bật, chỉnh đèn ngay thôi. Bạn hãy điều chỉnh sao cho độ chụm sáng và chiều cao của chùm sáng đạt đúng tiêu chuẩn. Nên nhớ một điều, chiều cao của chùm sáng bạn căn chỉnh sao phải tạo sự cân bằng với chiều cao tim đèn trên xe và độ chụm sáng vào khoảng 10 – 15 độ.
Bước 7: Chỉnh đèn phía lái xe
Tiếp theo, bạn điều chỉnh chùm sáng của đèn phía lái xe. Việc điều chỉnh này cũng cần phải chỉnh làm sao cho độ cao và độ chụm đèn đạt tiêu chuẩn.
Bước 8: Chỉnh đèn bên phụ
Chùm sáng đèn bên phụ cũng cần phải được điều chỉnh sao cho thỏa mãn được các tiêu chuẩn về độ cao và độ chụm của luồng sáng.
Bước 9: Kiểm tra
Sau khi lần lượt căn chỉnh các đèn từng bên như ở các bước trên, bạn hãy bật cả hai đèn lên để kiểm tra xem độ cao, độ chụm của hai chùm sáng đã bằng nhau chưa. Nếu kết quả thu được là bằng nhau thì xin chúc mừng bạn, việc căn chỉnh của bạn đã thành công. Còn nếu không thì bạn hãy tiến hành căn chỉnh thêm để chúng đạt chuẩn và bằng nhau.
Một số lưu ý khi căn chỉnh đèn pha ô tô
Việc căn chỉnh đèn pha ô tô đúng cách không phải là việc quá khó đối với chúng ta, tuy nhiên khi thực hiện bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Khi tiến hành căn chỉnh đèn pha ô tô thì nên điều chỉnh độ tụ của đèn về chế độ cốt.
- Khi bạn kiểm tra độ chụm của đèn pha, để đảm bảo độ chính xác, cần che đèn cốt hoặc ngắt rắc nối.
- Khi thực hiện việc kiểm tra đèn pha phía người lái thì bạn cần che đèn pha bên phụ lại. Ngược lại, khi kiểm tra đèn pha bên phụ thì bạn lại che đen pha phía người lái.
- Việc che đèn xe bạn không được để lâu, thời gian che chỉ dưới 3 phút như vậy mới đảm bảo không làm cháy kính đèn do che lâu sinh ra lượng nhiệt cao.
- Sau khi thao tác theo các bước nhở trên thì tiến hành chạy thử xe và kiểm tra hệ thống đèn pha hoạt động trong trạng thái tốt không là khâu quan trọng cuối cùng mà các bạn không thể bỏ qua.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu được tác dụng cũng như cách điều chỉnh đèn pha ô tô sao cho đúng và hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại bình luận cho chúng tôi. Chúc các bạn luôn lái xe an toàn.