Xe ô tô hay tất cả các phương tiện tham gia giao thông khác luôn luôn cần bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo xe ô tô hoạt động một cách tốt nhất. Với những ai chưa biết nên bảo dưỡng thời gian nào, hãy tham khảo lịch bảo dưỡng xe ô tô định kỳ mọi người cần biết của Thiên Phú dưới đây nhé!!!
Tại sao cần bảo dưỡng ô tô?
Tầm quan trọng của bảo dưỡng xe ô tô
Tại sao cần bảo dưỡng xe ô tô? Nhiều người cho rằng ô tô hay các phương tiện khác chỉ cần sử dụng để di chuyển đến lúc xảy ra vấn đề gì sẽ tiến hành sửa chữa, thay thế là xong chứ không cần bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, đây là một trong những nhận định hoàn toàn sai lầm bởi vì bảo dưỡng có thể đem lại những lợi ích sau đây:
- Bảo dưỡng định kỳ có thể bảo vệ ô tô luôn được mới và bền đẹp
- Bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo các chi tiết của ô tô luôn hoạt động tốt nhất, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng
- Bảo dưỡng định kỳ tối thiểu hóa tình trạng hao mòn và tuổi thọ của các bộ phận, chi tiết
- Bảo dưỡng định kỳ còn góp phần giúp giảm thiểu tối đa chi phí để duy trì hoạt động của chiếc ô tô một cách tốt nhất có thể…
Lịch bảo dưỡng xe ô tô định kỳ
Lịch bảo dưỡng xe ô tô dựa theo số KM đã di chuyển
Bảo dưỡng ô tô theo số km
1) Sau 5.000 km
Với sau 5.000 km, nếu bạn thường xuyên phải di chuyển xe hoặc hay di chuyển xe trong những khu vực và điều kiện khắc nghiệt thì sau khi di chuyển 5000 km bạn nên thay dầu máy. Ngoài ra bạn nên kiểm tra một số bộ phận bên trong của xe như: đèn cảnh báo trên mặt taplo, hệ thống phanh, âm thanh, dây đai an toàn, hoạt động cần số, hoạt động của bộ phun nước rửa kính và cần gạt nước, công tắc đèn trần, nâng hạ vô – lăng, lên xuống kính, gương chiếu hậu,...
2) Sau 15.000 km
Sau 15.000km thì điều chú ý đầu tiên đó là bạn cần thay dầu máy. Bạn cần kiểm tra và thay thế luôn bộ lọc dầu. Bởi vì trong suốt quá trình vận hành hơn 15 000 km, bộ lọc dầu sẽ xuất hiện cặn bẩn vì vậy rất cần thiết để thay thế bộ lọc dầu đảm bảo việc thay dầu mới sẽ được trơn tru và hoạt động tốt. Ngoài ra bạn cần kiểm tra các bộ lốp và đảo lốp nếu cần thiết.
3) Sau 30.000 km
Sau 30.000 km ngoài việc thay các bộ phận như trên thì bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa. Lọc gió động cơ giúp cho động cơ hoạt động êm ái, trơn tru, tiết kiệm được nhiên liệu hơn khi vận hành. Trong khi đó, lọc gió điều hòa giúp đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi hành khách trên xe.
4) Sau 40.000 km
Mức độ KM di chuyển càng cao thì bạn càng cần để chú ý thay các bộ phận càng nhiều. Sau 40.000km, bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu vi sai, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh… Điều này sẽ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu hơn, đảm bảo hệ thống chuyển động của xe được vận hành tốt nhất. Hơn nữa, sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các bặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ…
5) Sau 100.000 km
Cứ sau 100.000 km vận hành, nước làm mát động cơ có thể đã bị biến chất, đóng cặn làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, khi thực hiện bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp độ này cần thay thế toàn bộ nước làm mát để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt.
Lịch bảo dưỡng các bộ phận xe ô tô
Bảo dưỡng các bộ phận xe ô tô
1) Thời điểm thay nhớt động cơ:
Hầu hết cứ sau 4000 km di chuyển hoặc sau 3 tháng sử dụng, dầu nhớt ô tô cần được thay.
2) Thời điểm thay lọc nhớt động cơ:
Để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn trong quá trình động cơ hoạt động và đồng thời tăng hiệu quả bôi trơn của nhớt mới thì thông thường cứ 2 lần thay nhớt, bạn nên tiến hành thay lọc nhớt động cơ.
3) Thời điểm bảo dưỡng lọc gió động cơ:
Chúng ta nên vệ sinh lọc gió bằng cách thổi bay lớp bụi ở lọc gió động cơ sau 3 tháng 1 lần, nếu thường xuyên đi tại nơi có nhiều bụi bẩn thì sau 1 tháng 1 lần. Còn ở điều kiện thường lọc gió động cơ được thay thế sau 2 năm hoặc 40.000Km, tùy theo điều kiện nào đến trước.
4) Thời điểm bảo dưỡng lọc gió máy lạnh:
Cũng giống như lọc gió động cơ thì lọc gió máy lạnh cũng được thay sau 2 năm ở điều kiện thường. Còn nếu thường xuyên đi trong điều kiện thời tiết mưa lớn hay đi qua đường ngập lụt thì nên bảo dưỡng thường xuyên hơn.
5) Thời điểm bảo dưỡng lọc nhiên liệu:
Lọc nhiên liệu là bộ phận hoạt động hoạt động từ khi mới bắt đầu nổ máy cho đến khi tắt máy hoàn toàn để ngăn cản những chất bẩn làm tắc kim phun, tuy vậy lọc nhiên liệu lại có độ bền lớn và chỉ phải thay thế sau 2 năm sử dụng.
6) Kiểm tra nước làm mát động cơ:
Kiểm tra mức làm mát định kỳ sau 3 tháng, nếu có sự hao hụt bất thường của nước làm mát cần kiểm tra rõ nguyên nhân. Còn thông thường, nước làm mát sẽ hết hạn và mất đi tính làm mát sử dụng sau 2 năm sử dụng.
7) Thời điểm bảo dưỡng hệ thống phanh:
Má phanh chỉ thay khi còn 15%, và thời gian bảo dưỡng của chúng là sau 20.000 Km để đảm bảo an toàn đối với xe có lộ trình chạy dài thường xuyên.
8) Thời điểm bảo dưỡng Bugi (đối với động cơ xăng):
Có tuổi thọ lên đến 5 năm đối với các bugi chất lượng tốt, tuy nhiên, nếu hệ thống phun nhiên liệu và đánh lửa gặp vấn đề sẽ kéo theo sự trục trặc của bugi. Vì vậy, nên bảo dưỡng bugi nếu 2 hệ thống trên gặp vấn đề và thay thế chúng sau 5 năm hoặc sau 160.000 km tùy theo điều kiện nào đến trước.
9) Thời điểm bảo dưỡng hệ thống lái:
Hệ thống lái thường được bảo dưỡng sau 20.000km – 40.000 km và đặc biệt để nhận biết hệ thống lái bị hư hỏng bạn cần tham khảo các dấu hiệu sau: phát tiếng kêu khi đánh lái, tay lái nặng, hụt dầu trợ lực bất thường,…
10) Thời điểm bảo dưỡng hệ thống điều hòa:
Với hệ thống điều hòa, đối với điều kiệu khí hậu và kết cấu hạ tầng giao thông như ở Việt Nam thì thường bảo dưỡng 1 năm/ 1 lần
11) Thời điểm bảo dưỡng nhớt cầu – hộp số:
Thời điểm bảo dưỡng và thay thế cho nhớt cầu và nhớt hộp số là sau khoảng 80.000 km sử dụng.
12) Thời điểm kiểm tra bình ắc quy:
Bình ắc ô tô có tuổi thọ từ 4 đến 6 năm đối với các loại ắc quy mới chính hãng. Chúng ta chỉ cần kiểm tra khi có vấn đề bất thường, còn thời gian thay thế chúng là sau sau 160.000km sử dụng hoặc sau 4-6 năm tùy theo điều kiện nào đến trước.
13) Thời điểm kiểm tra lốp xe:
Lốp xe nên kiểm tra ngay khi có dấu hiệu của các vết chân chim hoặc có độ mòn không đều. Nên kiểm tra áp suất lốp xe ô tô định kỳ 3 tháng/ lần và thay thế lốp xe sau 60.000 km sử dụng.
Bảo dưỡng ô tô tại đâu?
Bảo dưỡng xe ô tô tại các đơn vị chính hãng, uy tín
- Gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp
- Đại lý ô tô chính hãng, uy tín
Nhìn chung, lịch bảo dưỡng xe ô tô còn tùy thuộc vào các yếu tố hoặc theo cách thức người sử dụng xe lựa chọn. Để đảm bảo nhất, Thiên Phú khuyên mọi người nên tham khảo thêm từ nhà sản xuất để có lịch bảo dưỡng phù hợp nhất với dòng xe của mình.