Các thiết bị phá sóng thường được gắn lên xe nhằm làm nhiễu các loại sóng vô tuyến ở nhiều băng tần khác nhau, nhằm ngăn chặn việc kích nổ mìn hay vũ khí bằng tín hiệu vô tuyến. Thiết bị phá sóng có đủ các loại, từ đơn giản tới phức tạp. Các loại máy có công suất tầm 10W có thể phá sóng trong bán kính 5-10 mét tùy điều kiện địa hình. Có những loại máy có thể phá trong diện tích 1.000 mét vuông.
Nhiều loại máy đa nhiệm có thể tùy chọn để phá sóng riêng lẻ như sóng GSM hoặc DSC, sóng wifi, sóng 3G hay bluetooth. Thậm chí có thể điều khiển từ xa để lựa chọn nhiệm vụ.
Với đặc tính cần linh động, kích thước bằng một chiếc valy hay lớn hơn thế, các thiết bị này có thể được cài lên một chiếc sedan thông thường cho tới các dòng chuyên dụng.
Những thiết bị phá sóng lớn công suất cao và hiện đại thường được sử dụng trong quân đội và cảnh sát. Vì vậy xe chở chúng cũng cần phải có tính năng tương ứng. Hầu hết xe phá sóng là loại gầm cao, chạy trên nhiều loại địa hình và công suất lớn. Cảnh sát Mỹ dùng những loại xe thùng dài của GMC hay thậm chí là Hummer cải tiến.
Với những loại dùng trên chiến trường thì xe gắn thiết bị này cũng cần phải đặc biệt theo, có loại xe phá sóng chạy bằng xích như xe tăng để đảm bảo vượt qua các địa hình hiểm trở nhất.
Thiết bị phá sóng trong quân đội. |
Oshkosh M-ATV - xe bảo vệ chuyên dụng trong quân đội trang bị hệ thống phá sóng ở những chiến trường đặc biệt. Hai lốp của nó là loại run-fat, có thể đi 50 km ở tốc độ 50 km/h khi bị bắn thủng. Hệ thống treo độc lập vượt địa hình và dàn khung chống đạn. |
Đội quân "Viking" hàng khủng Warthog ATV với các thiết bị phá sóng. Xe chạy gần như ở mọi địa hình, tốc độ tối đa 65 km/h và đi dưới nước ở tốc độ 5 km/h. |
Hummer hầm hố với thiết bị phá sóng. |
Xe phá sóng của cảnh sát Mỹ là loại dân dụng gầm cao. |
Theo Vne.