Nên sử dụng loại giảm xóc ô tô nào?

   

Muốn cho chiếc xe ô tô của bạn vận hành êm ái và có độ bám đường tốt thì giảm xóc ô tô là yếu bộ phận đóng  vô cùng quan trọng. Việc chọn được loại giảm xóc ô tô phù hợp và chất lượng đóng vai trò quyết định của quá trình vận hành của xe. Để biết đâu là sự lựa chọn tốt nhất thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Giảm xóc ô tô thông thường (Twin tube)

 

Giảm xóc thông thường (Twin tube)

 

Đây là loại giảm xóc phổ biến và cơ bản nhất hiện nay trên thị trường. Trên mặt giảm xóc được trang bị các lỗ van cố định nên loại giảm xóc này chỉ hoạt động tốt trong một khoảng lực xung động gây ra mà thôi.

Giảm xóc thông thường chỉ sử dụng cho những loại xe chạy ở tốc độ thấp từ 30km/h – 60km/h, nếu ở mức 100km/h thì xe sẽ bị bồng bềnh, khó chạy. Do đó, đa số các loại xe phân khúc tầng thấp đều sử dụng loại giảm xóc này bởi giá thành khá rẻ.

2. Giảm xóc điều khiển điện (Adaptive shock absorber)

Đây là loại giảm xóc có thể điều khiển bằng điện tử đồng thời có thể thay đổi kích thước của lỗ van theo ý muốn của người sử dụng. Cụ thể, nếu những đoạn đường êm ái đi với vận tốc chậm thì lúc đó giảm xóc cần mềm lúc đó lỗ van sẽ to ra và dầu đi qua dễ dàng hơn. Còn những trường hợp di chuyển nhanh, đường gập ghềnh lúc đó lỗ sẽ nhỏ lại để chống lại xung lực từ mặt đường.

Lỗ van giảm xóc ô tô được chia ra thành nhiều lỗ van nhỏ. Nguyên lý hoạt động của loại giảm xóc điều khiển điện này là tùy vào tốc độ của xe. Nếu khi di chuyển tốc độ thấp -> chế độ giảm xóc mềm khi đó dung dịch dầu sẽ chảy qua 3 van cùng một lúc. Nếu tốc độ cao -> chế độ giảm xóc cứng -> 1 hoặc 2 van đóng lại và giảm xóc trở nên cứng hơn.

Loại giảm xóc điều khiển điện sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: Có thể thay đổi và điều khiển giảm xóc, giúp xe bám đường tốt và êm ái khi di chuyển. Đặc biệt những trường hợp khi bạn cua xe sẽ tránh được những rủi ro. Tuy nhiên giá thành của loại giảm xóc này cũng cao hơn so với loại thông thường.

3. Agility control

 

Agility control

 

Nếu như những loại giảm xóc ô tô khác được sử dụng phổ biến và trên hầu hết các loại xe đều lắp được thì Agility control lại chỉ dành riêng cho dòng xe Mercedes-Benz GLC. Loại giảm xóc này có 2 van trong đó 1 van thường xuyên mở liên tục còn 1 van có khả năng thu hẹp đến mức đóng kín lại. 2 van kết hợp nhịp nhàng với nhau tạo ra 1 loại giảm xóc biến thiên hoàn toàn tự động.

Nguyên lý hoạt động của loại giảm xóc này là khi đi với tốc độ chậm thì van phía trong giảm xóc mở và tạo sự êm ái cho xe. Ngược lại với tốc độ cao thì kích thước của van thay đổi giúp chiếc xe bám đường hơn và an toàn hơn. Tất cả đều hoạt động dựa trên nguyên lý tự động nên vận hành khá đơn giản, dễ sử dụng và được xem là tối ưu hơn loại điều khiển điện thông thường. Ngoài ra Agility control còn có ưu điểm vượt trội như tiết kiệm chi phí thay thế và sửa chữa trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ mới được sử dụng để lắp đặt trên maaix xe Mercedes mà thôi

4. Giảm xóc điều khiển bằng nam châm điện (Electromagnetic absorber)

Khác với giảm xóc điều khiển bằng điện thì phương pháp điều khiển bằng nam châm của hãng Land Rover cũng cho thấy ưu thế vượt trội và hiệu quả tốt. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là thay vì thay đổi kích thước van như các loại khác thì giảm xóc này lại sử dụng 1 loại dung dịch làm thay đổi độ đậm đặc làm giảm độ xóc trong quá trình di chuyển. Cụ thể, nguyên lý hoạt động như sau: Pha trộn dầu và nano sắt để tạo ra một loại dung dịch có thể phản ứng được với nam châm điện từ đó thay đổi độ đặc làm mềm/cứng giảm xóc của xe.

Ưu điểm của phương pháp này là có độ bền và độ êm ái hơn so với những loại điều khiển bằng điện.Ngoài ra, công nghệ này cũng đã được Mercedes-Benz đưa vào việc chế tạo các điểm định vị giữa thân xe (body) và gầm xe (chassic) trên mẫu AMG GTR nhằm tạo ra chiếc xe êm ái trong điều kiện sử dụng hàng ngày. 

Trên đây là 4 công nghệ giảm xóc ô tô phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong sản xuất ô tô mà chúng tôi muốn giới thiệu và chia sẻ đến các bạn đọc giả. Mỗi một loại sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào từng dòng xe, phân khúc xe để lựa chọn công nghệ phù hợp nhất. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.

 

 
Chia sẻ bài viết
84 lượt xem

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Âm thanh ô tô Âm thanh ô tô Màn hình, camera ô tô Màn hình, camera ô tô Phim cách nhiệt ô tô Phim cách nhiệt ô tô Bọc ghế da, thảm sàn ô tô Bọc ghế da, thảm sàn ô tô Chống xước, đổi màu ô tô Chống xước, đổi màu ô tô Phụ kiện an toàn, cảnh báo Phụ kiện an toàn, cảnh báo Phụ kiện tiện ích ô tô Phụ kiện tiện ích ô tô Chăm sóc ô tô Chăm sóc ô tô Xoá chuyển URL 404 Xoá chuyển URL 404