Chúng ta dù là đi xe máy hay xe ô tô đều biết đến bình ắc quy của xe. Ắc quy của xe có mộ phần quan trọng không thể thiếu cho xe của bạn, thấy điều này có ích nên mình cóp nhặt đôi điều để chia sẻ với các bạn.
Nguyên lý hoạt động của ắc-quy là ứng dụng hiệu ứng hóa học của dòng điện. Trong quá trình xe hoạt động, ắc-quy sẽ tích và phóng điện liên tục. Hiện nay, đối với xe máy thường sử dụng phổ biến hai loại ắc-quy: ắc-quy nước (ắc-quy với bản cực chì và dùng dung dịch axit sunfuric loãng) và ắc-quy khô (ắc-quy kín khí), mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Ắc-quy nước có tuổi thọ khoảng 2-3 năm, ắc-quy khô có tuổi thọ từ 3-4 năm hoặc lâu hơn tùy vào điều kiện sử dụng. Và khi nó ngừng hoạt động, thường không có bất kỳ dấu hiệu gì xảy ra trước - xe của bạn sẽ không thể nổ máy được. Do đó cần hiểu rõ tính năng và cách bảo dưỡng để ắc-quy luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, cũng như có thể sử dụng ắc-quy được lâu dài.
Bình ắc quy Hàn Quốc
Các triệu chứng liên quan đến hư hỏng ắc-quy
Đương nhiên, dấu hiệu đơn giản nhất để phát hiện một chiếc ắc-quy đã “chết” là bạn không thể đề nổ máy xe được. Đèn báo N (báo số 0) bị tối hoặc tắt hẳn, khi nhấn nút còi mà kêu rất nhỏ hoặc phanh và xi-nhan đèn sáng yếu thì yếu tố đầu tiên nghĩ đến là hư hỏng ở ắc-quy. Khởi động thì đèn báo lỗi động cơ sẽ nhấp nháy liên tục là một trong những dấu hiệu thể hiện ắc-quy bị yếu. Trường hợp thứ hai là hiện tượng vẫn sử dụng còi và đèn phanh, đèn xi-nhan được nhưng khi đề lại không nổ máy, là do ắc-quy bị rụng cực chì dẫn tới hiện tượng thông mạch. Tuy nhiên, do ắc-quy nối liền với một hệ thống điện trên xe nên việc hư hỏng ắc-quy có thể chứng tỏ những bộ phận khác cũng đang có vấn đề.
Những nguyên nhân gây hư hỏng ắc-quy
Là một bộ phận tích trữ để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị trên xe, vì thế ắc-quy nằm trong một hệ thống điện khác phức tạp. Có nhiều hư hỏng từ các bộ phận khác dẫn tới độ bền của ắc-quy. Ổn áp sạc không đúng chuẩn hoặc không còn tác dụng điều tiết dòng điện vào ắc-quy có thể gây nên quá tải và làm phồng rộp dẫn tới ắc-quy mất tác dụng tích điện. Cuộn điện bị hư hỏng hay chập cháy hoặc rơ-le đề (nghe tiếng tách tách liên tục khi ấn đề) hỏng cũng là nguyên nhân dẫn giảm tuổi thọ của ắc-quy. Mô-tơ của bộ khởi động bị mòn chổi than, do ngắn mạch hoặc hở mạch bên trong lõi hoặc cuộn dây làm tăng lực cản dẫn tới việc ắc-quy quá tải gây hư hỏng.
hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ của ắc-quy còn đến từ các hỏng hóc của hệ thống dây dẫn và các nguồn tiêu thụ như bóng đèn, còi,... Một số trường hợp các dây dẫn bị chuột cắn dẫn tới bị đoản mạch hoặc việc chế thêm đèn xe-non, còi công suất lớn (mà không có thêm hệ thống cân bằng công suất) cũng gây nên hiện tượng quá tải cho ắc-quy. Hay như việc để xe quá lâu trong ga-ra mà không sử dụng cũng làm ắc-quy hết điện. Ở các xe sử dụng ắc-quy nước còn có hiện tượng rò rỉ a-xít gây hiện tượng ăn mòn điện cực hoặc đường thông hơi bị bít kín cũng có thể gây hại cho ắc-quy.
Khắc phục sửa chữa
Nếu các bạn gặp những vấn đề trên có thể đến cửa hàng để được sử chữa bảo dưỡng tốt nhất, trên website cũng có những loại sản phẩm ắc quy rất tốt và tiện lợi đặt mua:
Bình ắc quy Đức
Việc đầu tiên là bạn phải xác định chính xác nguyên nhân gây hỏng hóc ắc-quy là do đâu rồi mới có phương án khắc phục. Có một cách đơn giản để kiểm tra ắc-quy còn tốt hay không là sử dụng một chiếc ắc-quy khác lắp vào thay thế, nếu xe hoạt động bình thường thì do ắc-quy cũ đã hỏng. Nếu lắp ắc-quy mới vào mà vẫn không khởi động được thì cần kiểm tra lại công tắc đề, máy đề, hệ thống dây diện xem có bị hỏng hóc hay bị đứt. Một số trường hợp ắc-quy vẫn còn tốt, hệ thống dây dẫn và các thiết bị hoạt động bình thường nhưng còi yếu, đề nổ không được là do bị mô-ve (tiếp xúc kém) ở hai đầu cực của ắc-quy. Lúc này cần tiến hành tháo ắc-quy ra khỏi hộp chứa, tiến hành vệ sinh sạch hai đầu cực và cần thiết thì sạc lại để đảm bảo đủ dòng điện. Đồng thời luôn bảo dưỡng ắc quy một cách tốt nhất.
Cảm ơn các bạn!